Các tiêu chuẩn kiểm định gạch tuynel

1.     Độ hút nước:

      Vì sao phải xác định độ hút nước của gạch tuynel?
 
      Xác định độ hút nước của gạch tuynel để biết được mức độ  sít đặc, độ kết nối của gạch. Gạch tuynel đạt độ sít đặc, độ kết khối càng tốt thì độ hút nước càng thấp. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ rung và nguyên liệu đầu vào. Khi hai viên gạch tuynel có cùng nguyên liệu, nhiệt độ nung càng cao thì độ hút nước càng thấp.
 
      Gạch tuynel có độ hút nước thấp rất thuận lợi trong việc xây dựng, chỉ cần tưới nước lên là gạch có thể thực hiện thi công; trong khi gạch tuynel có độ hút nước cao phải ngâm gạch vào nước một thời gian lâu mới có thể thi công nhằm hạn chế gạch hút khô vữa giảm độ kết dính giữa vữa và gạch.
 
      Nguyên tắc: Ngâm mẫu thử đã được sấy khô ở nhiệt độ 105 – 110oC đến khối lượng không đổi vào nước cho đến khi bão hòa. Sau đó xác định tỷ lệ phần tram(%) lượng nước đã hút vào so với khối lượng mẫu khô.
 
      Công thức tính: Độ hút nước (W) của mẫu được tính bằng % theo công thức sau:
 
2.     Cường độ nén
 
      Vì sao phải xác định cường độ nén của gạch tuynel?
 
      Xác định cường độ nén của gạch tuynel để biết được mác gạch. Từ mác gạch người thiết kế sẽ tính được sức chịu tải trọng của gạch tuynel trong xây dựng do viên gạch dưới cùng phải chịu tải trọng của toàn bộ khối gạch ở trên. Gạch tuynel có mác càng cao thì khả năng chịu tải trọng hay khả năng chịu nén càng lớn.
 
      Vậy mác gạch tuynel à gì?
 
Mác gạch tuynel là khả năng chịu nén của gạch tuynel. Dựa vào cường độ nén của gạch, TCVN 1450:1998 và TCXD 90-1982 phân gạch rỗng đất sét nung thành 5 mác với cường độ uốn tương ứng như sau: 
 
      Nguyên tắc: Đặt mẫu thử lên máy nén và nén cho đến khi mẫu bị phá hủy hoàn toàn. Từ lực phá hủy lớn nhất, tính cường độ nén của mẫu thử.
      Công thức tính: Cường độ nén (X) của mẫu thử được tính bằng N/mm2 (MPa) theo công thức sau: 
 
 
3.     Cường độ uốn
 
      Nguyên tắc: Đặt mẫu thử lên máy đo và tác dụng lực lên mẫu cho đến khi mẫu bị phá hủy hoàn toàn. Từ lực phá hủy lớn nhất tính cường độ uốn của mẫu thử.
 
      Công thức tính: Cường độ uốn (X) của mẫu thử được tính bằng N/mm2 (MPa) theo công thức sau: