Hướng dẫn chi tiết lợp ngói

 

1. Hướng dẫn sử dụng ngói 22:
     a. Mục đích:
     Hướng dẫn này quy định cách thực hiện ngói 22 viên/m2 (N01), nhằm đảm bảo viên ngói dược lợp đúng yêu cầu thiết kế như: chống mưa, nắng, gió, có độ bền, tính thẩm mỹ và tiết kiệm thời gian trong quá trình lắp đặt Ngói.
     b. Phạm vi áp dụng: (Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các loại mái nhà)
     c. Mô tả:
          c.1: Tổng quan:
     - Ngói 22 lợp theo kiểu không thẳng hàng được mô tả như hình 1.
     - Mỗi hàng lợp xen kẻ 01 viên ngói demi trái và phải như hình 1

          c.2: Các thông số kỹ thuật về ngói:
Xem hình 2

  Kích thước ngói   335(mm) x 212(mm)
  Kích thước sau khi lợp   265(mm) x 171(mm)
  Định lượng cho 1 m2   22 (viên/m2)
  Trọng lượng viên   1,9 (kg/viên)
  Trọng lượng 1 m2   42 kg/m2
  Trọng lượng 1 m2 ở trạng thái bảo hòa   45 kg/m2

 


     d. Hướng dẫn lợp ngói:
          d.1: Các thông số kết cấu mái:
               d.1.1: Vật liệu sử dụng cho kết cấu mái:
     - Kết cấu mái bằng thép hình
     - Kết cấu mái bằng gỗ
     - Kết cấu mái bằng cách đúc bê tông, sau đó lợp hoặc dán ngói

               d.1.2: Chọn góc nghiêng (α) cho mái:
     - Thông thường chọn góc nghiêng (α) (hình 3) của mái ≥ 25o. Những góc nghiêng thông dụng hiện nay thường có số chẵn như: 25o , 30o , 35o , 40o , 45o , 50o , 60o , 70o , 75o
     - Đối những góc α ≥ 60o bắt buộc phải cột dây vào những lổ ở dưới viên ngói.
     - Có thể chọn mái với góc bất kì trong khoảng 25o ÷ 75o
               d.1.3: Khoảng cách từ đỉnh đến cây mè đầu tiên (f)
     - Khoảng cách từ đỉnh đến cây mè đầu tiên (f) phụ thuộc vào góc nghiêng (α) của mái, chiều cao cây mè (A), chiều rộng viên ngói nóc, kết cấu viên ngói nóc và loại ngói lợp cho mái. (Xem hình 3)
     - Ở đây chỉ tính chiều cao cây mè phổ biến hiện nay A = (30 ÷ 40)mm
     - Sau khi có α tra bảng sau để chọn f

α (độ) 25o ÷ 29o 30o ÷ 39o 40o ÷ 54o 55o ÷ 59o 60o ÷ 63o 64o ÷ 67o 70o ÷ 75o
f (mm) 40 35 30 20 0 ÷ 15 0 ÷ 10 0

               d.1.4: Khoảng cách giữa 2 cây mè liên tiếp nhau: (hay gọi là bước mè, kí hiệu L)
     - Đối với ngói 22 bước mè L = 265 ± 2 mm

               d.1.5: Chọn chiều cao cây mè cuối: (B):
     - Để Ngói 22 được lợp đúng như đã nêu ở phần 1 (mục đích của hướng dẫn lợp ngói) thì tất các viên ngói sau khi lợp phải tạo với cầu phong một góc nghiêng ß=6,3o (=6o18') (hình 4). Góc nghiêng ß phụ thuộc vào bước mè L và chiều cao viên ngói (cố định theo nhà sản xuất 29 mm).
     - Muốn viên ngói 22 lợp đúng góc ß=6,3o cần thực hiện theo các bước sau:
     Bước 1: Tính bước mè cuối L2
     - Sau khi chọn góc nghiêng (α) và khoảng cách (f) của mái ta đo được khoảng cách từ cây mè đầu tiên đến cây mè cuối của mái L1 (hình 2) ta tính được khoảng cách bước mè cuối L2 (hình 2) như sau:L2=L1 - n*L

          Trong đó:
          L1 là khoảng cách từ cây mè đầu tiên đến cây mè cuối của mái
          L2 là bước mè cuối
          L là bước mè lợp ngói (không tính bước mè cuối)
          n là số nguyên dương nhận được từ tỉ số L1 /L
          (VD:sau khi đo ta có L1=2.880 mm, và chọn bước lợp L = 265 mm. Ta có tỉ số L1 /L = 2.880/ 265 = 10.86 mm. Vậy ta có n = 10.)

     - Hiệu chỉnh kích thước mè L (như đã nói ở trên) để L2 nằm trong khoảng từ 150 (mm) ÷ 215 (mm). nếu chưa lắp rui (hay cầu phong) thì ưu tiên chọn kích thước từ 200 (mm) ÷ 215 (mm) nhằm để tránh phần lỗ cột dây ở mặt dưới viên ngói và đảm bảo trọng tâm viên ngói nghiêng vào cây mè thứ 2 (cây mè kế cuối).
     Bước 2: Tính kích thước B
     - Sau khi có L2 áp dụng công thức sau để tính B:

B = A + L2 *tg(6,3o) = A + L2 *(0,11)

      Lưu ý:Khi tính B nếu ra số lẻ ta làm tròn theo cận trên ví dụ sau:
      ta tính được B=16,2 mm thì làm tròn 16,5 mm và B=16,7 mm thì ta làm tròn 17 mm
 

BẢNG TÍNH SẴN CHO MỘT SỐ CHIỀU DÀI L2
L2 (mm) 150 200 205 210 215
B - A = L2*(0,107) (mm) 16,5 21,5 22 22,5 23

          d.2: Lợp ngói:
      Viên ngói đầu tiên phải đặt ở bên trái của mái ngói, cách mép ngoài của kèo là 30 mm (xem hình 6).
      Lợp lần lượt từ trái sang phải.
     - Lợp ngói từ dưới lên trên và phải kiểm tra độ thẳng hàng bằng dây.
     - Do kiểu lợp không thẳng hàng nên mỗi hàng xen kẽ Ngói demi (hình 1).
     - Khổng để ngói mẻ, bể, bám bụi, bám mùn cưa ,... v.v trước và sau khi lợp. Vì khi mẻ, bể, bám bụi ... sẽ tạo môi trường ẩm ướt, đây là môi trường lý tưởng cho rong, rêu phát triển.

 

 

     2. Hướng dẫn sử dụng ngói 10:
     Có 2 phương pháp lợp ngói như sau:
     + Lợp theo kiểu thẳng hàng:
     + Lợp theo kiểu không thẳng hàng:


     • Lợp không thẳng hàng dùng phụ thêm Ngói 10 viên nửa viên ký hiệu N13-2-1

     * Các phương pháp sử dụng vật liệu cho kết cấu mái:
     - Kết cấu mái bằng thép.
     - Kết cấu mái bằng gỗ.
     - Kết cấu mái đổ bê tông, sau đó dán ngói.
     * Các thông số về viên ngói và lắp đặt:
     * Các thông số về ngói:
 

   Kích thước ngói    435(mm) x 324(mm)
   Kích thước sau khi lợp    340(mm) x 280(mm)
   Định lượng cho 1m2    10 (viên/m2)
   Trọng lượng viên    3,8 (kg/viên)



     + Cách lắp đăt (xem hình H2 & H3):


     + Quan hệ giữa các thông số:
          - Bước lợp (L) và góc nghiêng (ß) (ß là góc nghiêng giữa viên ngói và cầu phong)
     Trong đó: H = 32 mm là chiều dày viên ngói qui ước (xem hình H4):

Bảng 1

Các thông số lựa chọn L và b.

L (mm)

325

330

335

340

b (độ)

5°39’2’’

5°33’53’’

5°28’53”

5°24’2”



     - Khoảng cách mè (L1) và chiều cao cây mè cuối cùng (A) phụ thuộc vào góc nghiêng ß và chiều cao cây mè B (xem hình H5):
     - Phụ thuộc vào kích thước mái nhà sẽ có khoảng cách L1 phù hợp theo bảng 2

Bảng 2

Kích thước A-B =L1*tgb

L1 (mm)

270

280

290

300

310

320

330

340

b =5°24’2”

25,5

26,5

27,4

28,4

29,3

30,3

31,2

32,2

b = 5°28’53”

25,9

26,9

27,8

28,8

29,8

30,7

31,7

32,6

b =5°33’53’’

26,3

27,3

28,3

29,2

30,2

31,2

32,2

33,1

b =5°39’2’’

26,7

27,7

28,7

29,7

30,7

31,7

32,7

33,7



     Ví dụ: Sau khi tính toán, người thiết kế mái nhà có : 1/ Bước lợp là L= 335 (mm), tra bảng 1 ta được ß = 5o28’53” ; 2/ Chiều cao cây mè là B = 40(mm), khoảng cách mè cuối cùng: L1 = 300 (mm)
     Tra bảng 2 ta có:
          + Chiều cao cây mè cuối cùng: A – B = 28,8 <=> A = 40 + 28,8 = 68,8 (mm).
          - Góc nghiêng mái (a)và khoảng cách cây mè đầu tiên (f) (xem hình H6):
 

Bảng 3

Các thông số lựa chọn a và f

a(độ)

30

35

40

45

50

55

60

f (mm)

30

25

20

15

10

5

0



     Ví dụ: Chọn góc nghiêng mái lợp a = 35o. Tra bảng 3 ta có khoảng cách cây mè đầu tiên f = 25(mm).
          - Lỗ bắt vít hoặc đóng đinh có đường kính Þ4 dùng để tăng cường giữ viên ngói chặt trên cây mè (xem hình H7).
          - Vít hoặc đinh bắt vào cây mè có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 4mm và có chiều dài 40 mm và phải có đệm làm kính ở đầu vít.

     Viên ngói đầu tiên phải đặt ở bên trái của mái ngói, cách mép ngoài của kèo là 30mm (xem hình vẽ H3).
     Thứ tự lợp :
          2. Lợp ngói từ dưới lên trên.
          3. Lợp lần lượt từ trái sang phải.
          4. Cứ cách 10 lớp ngói thì kiểm tra độ thẳng hàng bằng dây dọi.