Quỹ BĐS ngoại mới thành lập đang “nhòm ngó” thị trường Việt Nam
Vừa qua, Công ty đầu tư Trinity có trụ sở ở Bangkok, Thái Lan, mở một quỹ trị giá 30 triệu USD để đầu tư vào các tài sản giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Mục tiêu của quỹ này là tìm kiếm lợi nhuận thông qua mua những tài sản bị mất giá mạnh rồi tìm cách bán lại với mức giá cao hơn.
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay được Trinity xem là cơ hội. “Nhiều nhà đầu tư và các quỹ đầu tư đang tìm cách rút khỏi thị trường. Nhìn vào Việt Nam, có thể nhận thấy nhiều cơ hội đang ở đó”, ông Smith nói.
Trinity có văn phòng đặt ở Bangkok và cả Campuchia. Công ty này đầu tư vào các nước châu Á, trọng tâm là thị trường Đông Nam Á.
Hiện quỹ mới mở của Trinity đã nhận được số vốn cam kết 15 triệu USD, chủ yếu từ những nhà đầu tư cá nhân giàu có. Ông Smith cho biết, ông kỳ vọng quỹ sẽ thực hiện được 3-4 giao dịch trị giá từ 5-15 triệu USD mỗi năm.
Theo ông Smith, nhiều quỹ đầu tư đang nắm trong tay một lượng lớn bất động sản bị mất giá ở Việt Nam và muốn bán tài sản khi mà các quỹ này tới gần thời điểm kết thúc hoạt động.
Tuy nhiên, ông Smith cũng cho biết, theo quy định luật pháp của từng quốc gia, các quỹ ngoại không thể rút vốn từ việc bán tài sản ngay lập tức. Bởi vậy, Trinity sẽ mua lại các công ty mẹ của các quỹ này, thực hiện tái cơ cấu, sau đó mới bán tài sản.
Mục tiêu của quỹ mà Trinity vừa thành lập là đem lại mức lợi nhuận 15-20% cho các nhà đầu tư mỗi năm. Ngoài Việt Nam, quỹ này cũng tìm kiếm cơ hội ở các thị trường Thái Lan, Campuchia và Indonesia.
; line-height: 0px; display: block; margin-top: 5px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; text-align: justify; " />
Thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, lượng thép tiêu thụ trong tháng 2/2012 chỉ đạt 360 nghìn tấn, thấp hơn so với mức bình quân 400 - 420 nghìn tấn/tháng trước đây. Hiện nay, lượng thép tồn kho của ngành thép khoảng 350 nghìn tấn, chưa kể 560 nghìn tấn phôi thép chuẩn bị sản xuất cho tháng tới. Theo VSA, sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012 do các dự án BĐS, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong tình trạng “đóng băng”.
Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty thép Việt (Pomina) nhận định, năm 2012, lượng thép tiêu thụ cả nước sẽ giảm 5-7% do thị trường thép ở miền Nam còn rất khó khăn, nhiều khu chung cư bỏ hoang vì xây xong không bán được. Do vậy, hai tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ thép của Pomina cũng sụt giảm 10%. Thời gian tới, nếu Ngân hàng nhà nước không có chính sách nới lỏng tín dụng thì thị trường sẽ còn tiếp tục giảm sút. Để duy trì doanh thu, năm nay, thép Việt sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thép, tăng khoảng 20% so với năm 2011 (năm ngoái công ty xuất khoảng 700 ngàn tấn thép) và theo sát diễn biến thị trường để kịp thời điều chỉnh hoạt động.
Về phía Công ty xây dựng T.H, để tránh tình trạng lỗ kéo dài công ty đã ngưng thi công 2 công trình nhà nước và chấp nhận lỗ tiền cọc đấu thầu. Hiện tại, công ty chỉ nhận làm các công trình xây dựng có vốn đầu tư nhỏ hoặc xây các công trình của tư nhân. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng của người dân giảm mạnh, số công trình đảm nhận của công ty trong 2 tháng đầu năm không nhiều.
Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Khương Mai (Q.10, TP.HCM) cho biết, hai tháng đầu năm 2012 sản lượng tiêu thụ VLXD của Khương Mai giảm 50% so với cùng kỳ và đạt khoảng 1.000 tấn thép các loại. Thông thường ở thời điểm này, sản lượng tiêu thụ VLXD rất khả quan nhưng năm nay dù đã gần hết quý I/2012, mà thị trường vẫn chưa phục hồi. Để thoát khỏi tình trạng bế tắc trên, công ty đang khảo sát một số thị trường tại Campuchia, Lào, Malaysia… để xuất khẩu VLXD, đồng thời xem xét tới việc kinh doanh thêm một số mặt hàng nông sản khác.
(Theo TBKTVN)